Móng băng được ứng dụng phổ biến trong các công trình dân dụng, đặc biệt là nhà phố cao tầng và biệt thự với nhiều ưu điểm vượt trội. Để hiểu tường tận cấu tạo móng băng ra sao, quy trình thi công móng băng được thực hiện như thế nào, quý vị hãy dành thời gian theo dõi bài phân tích này của Việt Quang Group nhé!
Bên cạnh móng đơn, móng cọc và móng bè, móng băng là loại móng nhận được sự quan tâm của đông đảo chủ đầu tư. Vậy móng băng là gì, có những ưu điểm nổi trội nào và cấu tạo gồm mấy phần? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Móng băng là gì?
Móng băng là một kết cấu trải dài, chạy song song theo chân tường hoặc giao cắt với nhau tại các mối nối tạo thành hình dạng giống như ô bàn cờ hay hình chữ thập. Diện tích tiếp xúc với nền đất của móng băng lớn hơn móng đơn.
Móng băng phù hợp với nhà phố, nhà biệt thự và nhà ở có quy mô 3 tầng trở lên
Với chiều sâu chôn móng chỉ khoảng 2 – 2.5m, móng băng được xếp vào nhóm móng nông. Những công trình sử dụng móng băng phù hợp nhất có thể kể đến là nhà phố, nhà biệt thự và nhà ở có quy mô từ 3 tầng trở lên.
Dựa vào tính chất, cấu tạo phương và vật liệu, người ta chia móng băng được phân chia thành 3 nhóm nhỏ:
- Nhóm móng băng dựa theo tính chất gồm có 3 loại: Móng băng mềm; móng băng cứng và móng băng kết hợp (hay hỗn hợp).
- Nhóm móng băng dựa theo cấu tạo phương có 2 loại: Móng băng một phương và móng băng hai phương.
- Nhóm móng băng dựa theo vật liệu có 2 loại: Móng băng gạch và móng băng bê tông cốt thép.
Mỗi loại móng băng phù hợp với một công trình nhất định. Vì vậy, để lựa chọn được loại móng băng lý tưởng nhất cho ngôi nhà của mình, quý vị cần căn cứ trên tình trạng nền đất, diện tích và quy mô công trình.
2. Ưu điểm vượt trội của móng băng
Loại móng nhà nào cũng có ưu điểm và hạn chế riêng. Đối với móng băng, kỹ sư xây dựng nêu lên những ưu điểm vượt trội sau:
- Thực hiện đơn giản giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.
- Sự liên kết giữa tường và cột chặt chẽ theo phương thẳng đứng giúp phòng tránh hiện tượng lệch hoặc lún cột, duy trì độ bền vững lâu dài cho công trình.
- Khả năng truyền tải tải trọng công trình xuống nền đất khá đồng đều và ổn định giúp giảm tối đa áp lực lên phần đáy móng.
- Dễ dàng bố trí nhà kho hoặc hầm để xe giúp gia tăng tiện ích và công năng cho công trình.
Bên cạnh những lợi thế nổi bật kể trên, móng băng cũng còn một số hạn chế như: Khả năng chống trượt và chống lật không cao. Vậy nên, móng băng không phải là lựa chọn thích hợp cho những công trình xây dựng trên nền đất nhiều bùn, yếu và không ổn định.
3. Cấu tạo tiêu chuẩn của móng băng
Để móng băng phát huy hết ưu điểm, đặc biệt là khả năng truyền tải tải trọng công trình, khi thiết kế móng băng cần đảm bảo cấu tạo tiêu chuẩn dưới đây:
Lớp bê tông lót móng
Độ dày lý tưởng của lớp bê tông lót là khoảng 100mm. Bộ phận này có tác dụng làm sạch và tạo độ phẳng bề mặt khi thi công móng. Quan trọng hơn, lớp bê tông lót giúp chống lại hiện tượng xâm thực của môi trường bên ngoài vào trong móng, từ đó bảo vệ và duy trì tuổi thọ cho móng băng.
Cục kê
Cục kê được đúc bằng bê tông với kích thước khoảng 3-5cm giúp tăng độ kết dính của lớp bê tông lót và dầm móng, đồng thời giữ cho vật liệu thép ngập trong bê tông, đảm bảo nguyên vẹn độ chịu lực của thép móng.
Thân móng
Thân móng là bộ phận vô cùng quan trọng của móng bằng, được cấu thành từ 3 chi tiết gồm bản móng, dầm móng và bê tông. Các chi tiết này có đặc điểm cụ thể như sau:
- Bản móng: Kích thước bản móng dao động trong khoảng 900 – 1200mm x 350mm. Vật liệu dùng để thiết kế bản móng là thép phi 12a150.
- Dầm móng: Kích thước dầm móng nhỏ hơn bản móng khoảng 500 – 700mm x 300mm và vật liệu dùng để dầm móng là thép dọc 6 phi (18 – 22) hoặc thép đai phi 8a150.
- Lớp bê tông: Đổ lớp bê tông phủ kín phần thép bản móng và thép dầm móng là hoàn thành phần thân móng.
Quá trình thi công móng băng diễn ra đúng kỹ thuật dưới sự giám sát của kỹ sư công trình
Sau khi xong phần thân móng, chúng ta tiến hành lắp ráp những bộ phận cuối cùng là cột móng, tường móng, đặt giàn chống thấm và đổ bê tồng nền móng. Vậy là chúng ta đã hoàn thiện một móng băng có cấu tạo tiêu chuẩn, sẵn sàng cho việc thi công công trình.
4. Quy trình thi công móng băng
Chất lượng của móng nhà phụ thuộc vào quy trình làm móng. Do đó, khi thi công móng băng cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước dưới đây:
- Bước 1: Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu
- Bước 2: Gia công và lắp dựng cốt thép
- Bước 3: Đào hố móng
- Bước 4: Đổ bê tông lót móng
- Bước 5: Bố trí thép móng theo bản vẽ
- Bước 6: Gắn cốp pha
- Bước 7: Đổ bê tông móng
Quy trình thi công móng được thực hiện cẩn thận và chính xác sẽ giúp móng băng bền bỉ và chắc chắn theo năm tháng. Nếu bạn còn điều gì chưa hiểu về móng băng, có thể liên hệ trực tiếp đến Việt Quang Group để được tư vấn chi tiết nhé!