4 loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

Tùy thuộc vào quy mô công trình, tình trạng nền đất và điều kiện tài chính, nhà thầu sẽ tư vấn cho chủ đầu tư loại móng nhà phù hợp nhất. Cùng kỹ sư Việt Quang Group tìm hiểu đặc điểm của 4 loại móng nhà đang được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng hiện nay để biết nên chọn loại móng nào cho ngôi nhà của mình quý vị nhé!

Móng nhà cùng lúc đảm nhiệm hai vai trò: Một là chịu tải trọng của toàn bộ công trình và hai là phân phối tải trọng đó đều khắp nền đất giúp ổn định kết cấu ngôi nhà. Nhờ đó mà công trình của chúng ta có thể bền vững theo thời gian. 

Việc lựa chọn loại móng phù hợp với công trình sẽ phát huy tối đa vai trò của móng, kéo dài tuổi thọ ngôi nhà và ngăn chặn tối đa rủi ro như sụt lún, nứt hoặc sập đổ… Và để chọn được loại móng lý tưởng nhất cho công trình của mình, bạn cần biết mỗi loại móng có đặc tính gì, ưu điểm ra sao phải không nào?

1. 4 loại móng nhà phổ biến hiện nay

Trong xây dựng dân dụng, chẳng hạn như nhà ở, trung tâm thương mại, khu chung cư, trường học… hiện đang sử dụng 4 loại móng chính là móng đơn, móng băng, mọc cọc và móng bè. Sau đây, kỹ sư Việt Quang Group sẽ giới thiệu chi tiết từng loại móng để quý vị dễ dàng nhận diện.

Móng đơn

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc, móng trụ và móng độc lập làm từ vật liệu bê tông cốt thép. Loại móng này có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn và được đặt ngay dưới chân cột móng giúp nâng đỡ một hoặc một chùm cột bố trí sát nhau. 

Móng đơn kết cấu đơn giản nên thi công nhanh và tiết kiệm chi phí

Cấu tạo móng đơn tương đối đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của móng đơn không cao nên loại móng này chỉ có thể sử dụng cho những công trình trọng tải tương đối. Đặc biệt, đối với công trình xây trên nền đất yếu, móng đơn không phải sự lựa chọn an toàn vì có thể gây ra tình trạng lún, nứt… 

Dựa vào đặc điểm tải trọng, độ cứng, cách thức chế tạo và vật liệu, móng đơn được chia thành nhiều loại khác nhau. Kỹ sư công trình có trách nhiệm thông báo và giải thích về loại móng được sử dụng đến chủ đầu tư trước khi thi công.

Móng băng

Móng băng là một kết cấu trải dài, chạy song song theo chân tường hoặc giao cắt với nhau tại các mối nối tạo thành hình dạng giống các ô bàn cờ hay hình chữ thập. Loại móng này được xếp vào danh sách móng nông với chiều sâu khoảng 2 – 2.5m và diện tích tiếp xúc với nền đất lớn hơn móng đơn.

Các chuyên gia đánh giá, móng băng phù hợp nhất đối với loại hình nhà phố, nhà biệt thự hoặc nhà ống từ 3 tầng trở lên. Lý do móng băng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng đó là bởi loại móng này hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm: Thi công nhanh; Tăng liên kết giữa tường và cột cao theo phương thẳng đứng, từ đó phòng tránh hiệu quả tình trạng lệch hoặc lún cột; Khả năng truyền tải tải trọng của công trình xuống nền đất khá đồng đều và ổn định; Dễ dàng xây dựng nhà kho hoặc hầm để xe giúp tối ưu công năng cho công trình. 

Móng băng có khả năng truyền tải trọng đồng đều và ổn định

Cũng như móng đơn, móng băng được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào tính chất móng, cấu tạo phương và vật liệu, chẳng hạn: Móng băng mềm, móng băng một phương, móng băng bê tông cốt thép… Sau khi khảo sát địa chất và thống nhất quy mô công trình, kỹ sư sẽ tư vấn cho chủ đầu tư loại móng băng thích hợp nhất.

Móng bè

Tương tự móng băng, móng bè thuộc nhóm móng nông. Loại móng này trải rộng trên khắp nền đất với các cột móng thiết kế theo dạng dải, đơn lẻ hoặc hình ca rô. 

Ưu điểm vượt trội của móng bè là phân bố tải trọng công trình đồng đều lên nền đất giúp ngăn chặn hiện tượng sụt lún không đồng đều. Với lợi thế này, móng băng là lựa chọn ý tưởng cho những công trình xây dựng trên nền đất yếu và dễ xảy ra nguy cơ lún không đồng đều.

Móng cọc

Móng cọc có hình trụ dài được cấu thành từ hai bộ phận là cọc và đài cọc. Vật liệu dùng làm móng cọc thường là bê tông hoặc cừ tràm.  

Loại móng này có khả năng truyền tải trọng từ đáy móng xuống các lớp đất bên dưới rất tốt nên được sử dụng khi nền đất dưới đáy móng quá yếu. Với địa chất yếu chiếm phần lớn diện tích như Việt Nam, móng cọc luôn là “ứng cử viên” sáng giá cho nhiều công trình.

2. Kinh nghiệm chọn móng nhà bạn cần biết

Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư Việt Quang Group, để lựa chọn được loại móng thích hợp nhất cho công trình của mình, quý vị có thể dựa vào 3 tiêu chí sau đây:

  • Thứ nhất là đặc điểm nền đất: Các loại nền đất bao gồm đất sét, đất thịt, đất cát, đất pha cát, đất đỏ bazan… sẽ có mức độ chịu tải trọng khác nhau. Vậy nên, đánh giá chính xác đặc điểm nền đất là tiêu chí đầu tiên giúp quý vị chọn được loại loại móng phù hợp. 
  • Thứ hai là tải trọng công trình: Mỗi công trình có một mức tải trọng riêng. Quý vị cần phải xác định được tải trọng của công trình là bao nhiêu mới có thể chọn được loại móng tương xứng.
  • Thứ ba là khảo sát công trình lân cận: Cùng một khu vực, đặc điểm nền đất thường sẽ giống nhau. Việc tham khảo loại móng mà những ngôi nhà lân cận đã sử dụng cũng góp phần giúp quý vị lựa chọn được móng nhà thích hợp với công trình của mình.

Trên đây là những thông tin về 4 loại móng nhà đang được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng hiện nay. Quý vị có thể căn cứ vào đặc tính và ưu điểm của mỗi loại móng để xác định đâu là lựa chọn tối ưu nhất cho công trình của gia đình nhé! 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách tính m2 xây dựng nhà ở chính xác nhất hiện nay 

Cách tính m2 xây dựng nhà ở chính xác nhất hiện nay 

Tính m2 xây dựng hay tính diện tích xây dựng không chỉ giúp quý vị dễ dàng hình dung một cách tổng quan về quy mô công trình,...

Móng băng là gì? Cấu tạo và quá trình thi công móng băng

Móng băng là gì? Cấu tạo và quá trình thi công móng băng

Móng băng được ứng dụng phổ biến trong các công trình dân dụng, đặc biệt là nhà phố cao tầng và biệt thự với nhiều ưu điểm vượt...

Móng đơn là gì? Quy trình và chi phí thi công móng đơn 

Móng đơn là gì? Quy trình và chi phí thi công móng đơn 

Móng đơn là lựa chọn hàng đầu của những công trình như nhà cấp 4, nhà phố dưới 4 tầng, nhà kho, nhà xưởng nhỏ… Để biết loại...

Sự khác biệt giữa thi công phần thô và thi công phần hoàn thiện

Sự khác biệt giữa thi công phần thô và thi công phần hoàn thiện

Quá trình xây nhà sau khi hoàn thiện phần móng được chia thành hai giai đoạn là thi công phần thô và thi công phần hoàn thiện. Vậy...

Quy trình làm móng nhà cao tầng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

Quy trình làm móng nhà cao tầng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

Móng vững nhà mới bền. Và để móng vững cần có quy trình thi công móng nghiêm ngặt và chính xác. Dưới đây là các bước làm móng...

4 loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

4 loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

Tùy thuộc vào quy mô công trình, tình trạng nền đất và điều kiện tài chính, nhà thầu sẽ tư vấn cho chủ đầu tư loại móng nhà...

Bí quyết chọn gạch lát nền cho phòng khách đẹp, hợp phong thủy

Bí quyết chọn gạch lát nền cho phòng khách đẹp, hợp phong thủy

Gạch lát nền là vật liệu quan trọng không chỉ giúp nội thất hoàn mỹ hơn, mà còn góp phần làm cho phòng khách rộng rãi và thoáng...

Tầng tum là gì? Vai trò của tầng tum đối với kiến trúc nhà ở?

Tầng tum là gì? Vai trò của tầng tum đối với kiến trúc nhà ở?

Tầng tum đã trở thành khái niệm phổ biến trong lĩnh vực xây dựng nhà ở hiện nay. Vậy tầng tum là gì? Vai trò của tầng tum...

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHUYẾN MÃI
TIỆN ÍCH
KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ
Phần thô đạt tiêu chuẩn 10/10 điểm ? Chi tiết về đánh giá của chị Ngân ở Quận 12 về đội ngũ Việt Quang Group
FANPAGE